Tìm kiếm luận văn nhân sự và nhân lực tại ô tìm kiếm dưới đây
Trang tìm kiếm luận văn ( luan van ) đại học (dai hoc), thạc sỹ ( thac sy ) trong lĩnh vực quản trị, quản lý Nhân sự ( quan tri, quan ly nhan su ), Nhân lực ( nhan luc ) ...

Một số lưu ý khi xây dựng quy chế lương theo KPI

Quynhnt | 14:45 | 0 nhận xét

  Cần lưu ý gì khi xây dựng quy chế trả lương theo KPI. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Quy chế trả lương theo KPI cần dựa trên tình hình chung của xã hội, ngành và khu vực

Khi xây dựng Quy chế trả lương theo KPI, doanh nghiệp cần tiến hành trên cơ sở xem xét, tìm hiểu mức lương bình quân của các vị trí lao động trong cùng ngành và cùng khu vực. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra mức lương cạnh tranh để thu hút và giữ chân nhân viên.

2. Quy chế trả lương theo KPI phải được xây dựng dựa trên quy định của pháp luật

Cho dù lựa chọn cách thức tính lương, trả lương theo KPI hay trả lương cố định, theo thời gian, theo sản phẩm, … thì quy chế trả lương đều phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Đó là luật lao động nói chung và quy định về lương thưởng của người lao động nói riêng.

3. Quy chế trả lương theo KPI cần thể hiện tính đặc thù công việc và mức độ ưu tiên đối với các vị trí chức danh

Một điều cần lưu ý trong việc xây dựng Quy chế trả lương theo KPI là tính đặc thù công việc và mức độ ưu tiên đối với từng vị trí, chức danh. Quy chế phải có các quy định liệt kê và sơ bộ phân loại lao động trong doanh nghiệp theo đặc thù công việc và yêu cầu năng lực hay trình độ khác nhau.

4. Quy chế trả lương theo KPI cần thể hiện sự phát triển nhân lực của tổ chức

Chủ doanh nghiệp hay người soạn thảo Quy chế lượng phải xác định rõ doanh nghiệp cần những loại lao động nào và bao nhiêu? Kết quả mà tổ chức mong muốn nhận được từ người lao động.

5. Quy chế trả lương theo KPI cần xác định các tiêu chí cơ bản để xác định KPI và kết quả công việc theo từng phòng ban, bộ phận hay từng ngành nghề

Xây dựng Quy chế trả lương theo KPI cần xác định chỉ số KPI trong một số ngành nghề, bộ phận. Chẳng hạn:

- Đối với Bộ phận sản xuất, chỉ số KPI được xác định bằng: số lượng sản phẩm tạo ra, nhịp độ sản xuất và chất lượng sản phẩm, tỷ lệ hàng lỗi, …

- Đối với nhân viên kinh doanh, chỉ số KPI được xác định bằng: số lượng khách hàng mà nhân viên phục vụ, số lượng sản phẩm nhân viên đã bán được, doanh thu trung bình cho mỗi hóa đơn, tỷ lệ khách hàng quyết định mua so với số lượng khách hàng đã tiếp xúc.

- Đối với ngành truyền thống, chỉ số KPI được xác định bằng: tỷ lệ tương tác, lượng thảo luận được tạo ra trong mỗi chiến dịch, …

6. Quy chế trả lương theo KPI có thể quy định cách thức trả lương

Quy chế trả lương theo KPI được tính theo 2 cách:

- Tính lương trực tiếp theo KPI: Cách tính lương theo KPI này thường được sử dụng trong các trường hợp thuê ngoài, cộng tác viên, … Nó không phổ biến trong doanh nghiệp vì có thể gây thêm áp lực cho nhân viên, khiến năng suất và hiệu quả công việc giảm.

- Tính thưởng phạt dựa theo KPI: Cách tính lương theo KPI này là động cơ để thức đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Hiểu đơn giản, công sức và số tiền thực nhận của người lao động sẽ tỷ lệ thuận với nhau.

KPI giúp hoạch định chiếc lược trong doanh nghiệp

Quynhnt | 14:44 | 0 nhận xét

   "KPI giúp hoạch định chiếc lược cho doanh nghiệp?" Bạn có biết điều này, KPI nắm giữ vai trò quan trọng không chỉ là hoạch định chiếc lược. 

KPI giúp hoạch địch chiến lược của tổ chức

Dựa vào những báo cáo KPI, nhà quản lý dễ dàng đưa ra những bước hoạch định chiến lược sát nhất với con số hiện tại và kế hoạch phát triển trong thời gian sắp tới.

Hiểu đơn giản, KPI giúp định hướng sản phẩm, dịch vụ chính xác hơn và đánh đúng nhu cầu và tâm lý tiêu dùng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, khuyến khích nhân viên phát huy tốt nhất hiệu quả công việc, tạo sự liên kết bền chặt với các phòng ban.

KPI giúp đo lường mục tiêu 

Hay bị nhầm lẫn là mục tiêu của công ty hay là mục tiêu chính, nhưng chỉ số KPI là một phương pháp đo lường các mục tiêu và chỉ tiêu. Chẳng hạn, nếu công ty đặt mục tiêu là thu được một số tiền nhất định từ việc bán những sản phẩm/dịch vụ mỗi tháng, KPI sẽ chỉ ra cách để đạt được mục tiêu này nhanh nhất. 

KPI tạo động lực phát triển cá nhân

Không phải dự án hay chiến dịch nào cũng đạt được kết quả như bạn kỳ vọng. Nhưng bằng cách giám sát hiệu quả theo KPI, doanh nghiệp sẽ tạo ra môi trường không ngừng học tập và tiến bộ cho mỗi cá nhân. 

Với việc đánh giá KPI, các phòng ban dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện công việc tại mọi thời điểm mà không cần chờ đến cuối tháng, cuối quý hay kết thúc dự án.

KPI là cách để quản lý hiệu quả công việc

Có thể nói đây là lý do lớn nhất giải thích vì sao KPI lại quan trọng như vậy. Chỉ số KPI giúp minh bạch và đơn giản hóa việc quản lý hiệu suất. Bằng cách cho phép mỗi người nhìn thấy không chỉ những gì họ làm mà cả những gì mọi người xung quanh đang làm. Từ đó, tất cả mọi người đều đảm bảo làm việc theo đúng định hướng và mục tiêu đã đặt ra. 

Nội dung của khóa học Giải mã Nghề nhân sự là gì?

Quynhnt | 14:44 | 0 nhận xét

  Nhân sự được đánh giá là bộ phận không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào, chính bộ phận này quản lý toàn bộ quá trình tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp”. Nhận ra tầm quan trọng của hiểu đúng và làm đúng về nhân sự, cộng đồng nhân sự Việt Nam đã xây dựng dự án Giải mã nhân sự.

Giải mã nhân sự bao gồm 5 module Tuyển - Dạy - Dùng - Giữ - Thải, hay được gọi là “vòng tròn quản trị nhân sự/vòng đời nhân viên”. Thực ra, quanh đi quẩn lại là làm thế nào để các nhân viên - con người trong tổ chức hoàn thành mục tiêu của mình, qua đó, tổ chức đạt mục tiêu quản trị nhân sự.

Nội dung trong dự án “Giải mã nhân sự” như sau:

Phần 1: Tổng quan về nghề nhân sự:

- Nhân sự và các công việc của Nhân sự

- Con đường lên HRM

Phần 2: Tuyển

- Tổng quan về Tuyển

- Các công cụ, kỹ thuật cần dùng để nâng cao hiệu quả tuyển

- Tình huống và xử lý các tình huống cho học viên

Phần 3: Dạy

- Tổng quan về Dạy

- Các công cụ, kỹ thuật cần dùng để nâng cao hiệu quả đào tạo trong DN

- Tình huống và xử lý các tình huống cho học viên

Phần 4: Dùng

- Tổng quan về Dùng

- Các công cụ, kỹ thuật cần dùng để nâng cao hiệu quả công việc

- Tình huống và xử lý các tình huống cho học viên

Phần 5: Giữ

- Tổng quan về Giữ

- Các công cụ, kỹ thuật cần dùng để nâng cao hiệu quả giữ người

- Tình huống và xử lý các tình huống cho học viên

Phần 6: Thải

- Tổng quan về Thải

- Tranh chấp lao động và các vấn đề

- Nghệ thuật cho thôi việc và các vấn đề cần lưu ý hậu nghỉ việc

THÔNG TIN DỰ ÁN/KHÓA HỌC

Website: http://hrshare.edu.vn/category/giai-ma/

Fanpage: https://www.facebook.com/giaimanghenhansu

Các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới chất lượng tuyển dụng

Quynhnt | 14:43 | 0 nhận xét

  Những yếu tố bên trong nào ảnh hưởng đến chất lượng tuyển dụng? Cùng tìm hiểu nhé!

Chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự và việc thực hiện những chính sách nhân sự đó trong tổ chức sẽ thu hút sự quan tâm của ứng viên. Hiện nay không khó để các ứng viên có thể tìm hiểu sơ qua về chính sách nhân sự của công ty mà mình dự định ứng tuyển. vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống chính sách nhân sự phù hợp, thu hút ứng viên. Việc xây dựng và thực hiện các chính sách nhân sự không chỉ giúp thu hút ứng viên mà còn giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả, người lao động ổn định, làm việc hăng say.

Uy tín của tổ chức: người lao động luôn muốn được làm việc trong các tổ chức có uy tín, thương hiệu trên thị trường. Chính vì vậy, uy tín của tổ chức như một sự đảm bảo vệ môi trường làm việc, cơ hội học tập và phát triển, sự ổn định trong công việc sẽ cao hơn những công ty khác. Việc này sẽ tác động rất lớn đến ứng viên trước khi quyết định nộp đơn ứng tuyển vào một tổ chức, doanh nghiệp nào đó.

Văn hóa doanh nghiệp: Nhung còn nhớ vừa rồi có bạn dăng bài hỏi cách xử lý khủng hoảng truyền thông về doanh nghiệp khiến cho bạn HR đó rất khó tuyển người. Ứng viên được hẹn phỏng vấn, ứng viên sau khi phỏng vấn hay ứng viên nhận được thư mời thử việc đều từ chối làm việc nguyên nhân là các ứng viên đó tìm hiểu thông tin thấy văn hóa doanh nghiệp không tốt, rất nhiều nhân sự cũ review xấu về công ty mặc dù văn phòng làm việc hạng 5 sao.

Nhân sự tuyển dụng: nhân sự tuyển dụng là những người trao đổi đầu tiên với ứng viên, cũng là người kết nối, chia sẻ ứng viên với tổ chức. Hãy thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp với ứng viên ngay từ lần đầu tiếp xúc thông qua những tin đăng tuyển dụng, câu chào hỏi, giải đáp thắc mắc của ứng viên, cách viết email phản hồi…. điều đó sẽ tạo thiện cảm với ứng viên.

Đã bao giờ bạn cảm thấy/ gặp trường hợp nào ức chế trong buổi phỏng vấn và không muốn gia nhập vào tổ chức ngay trong buổi phỏng vấn chưa. Hãy chia sẻ với nhé.

Tính lương theo KPI đơn giản cho doanh nghiệp

Quynhnt | 14:42 | 0 nhận xét

  Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng cách tính lương theo KPI. Trong bài viết này cũng tìm hiểu tính lương theo KPI là gì và phương pháp tính toán nhé!

1. Cách tính lương theo KPI là gì?

Chỉ số KPI hay Key Performance Indicator là một thuật ngữ khá quen thuộc với nhiều người làm việc trong doanh nghiệp. Mục đích của KPI là để đánh giá về mức độ đạt được trong công việc.

Cách tính lương theo KPI nghĩa là doanh nghiệp dựa vào các kết quả đánh giá mục tiêu hoàn thành công việc mà đã đặt ra trước đó để tính toán và đưa ra các mức lương thưởng cho nhân viên của mình. Hình thức trả lương này đang phổ biến ở nhiều doanh nghiệp hiện nay.

2. Quy chế/cách tính lương theo KPI trong doanh nghiệp

Quy chế/cách tính lương theo KPI không bị bó buộc bởi một quy chuẩn cố định nào. Tùy thuộc vào từng cơ chế quản lý mà mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính lương khác nhau.

2.1 Hiện tại phổ biến có 2 cách tính lương theo KPI như sau:

Tính lương trực tiếp theo KPI: Cách tính lương theo KPI này thường được dùng trong các trường hợp thuê ngoài, công tác viên, …

Tính thưởng phạt dựa theo KPI: Cách tính lương theo KPI này là động cơ để thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Nói đơn giản, công sức và số tiền thực nhận của người lao động sẽ tỷ lệ thuận với nhau.

2.2 Các doanh nghiệp thường tính lương theo KPI dựa trên 3 yếu tố sau:

P1 (Pay for Position) - Trả lương dựa trên vị trí công việc: Doanh nghiệp thực hiện theo hệ thống các vị trí nhân sự được xây dựng rõ ràng từ trước. Đương nhiên, mức tiền lương này đã được doanh nghiệp cân bằng sao cho tương ứng với từng vị trí công việc.

P2 (Pay for Person) - Trả lương theo năng lực cá nhân: Doanh nghiệp dựa theo kỹ năng, năng lực mà người lao động sử dụng phục vụ cho doanh nghiệp để xác định tiền lương.

P3 (Pay for Performance) - Trả lương theo kết quả công việc: Kiểu trả lương được tính toán theo mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2.3 Cách tính lương theo KPI có 2 phương pháp áp dụng đó là 2P và 3P

# Phương pháp 2P

Phương pháp 2P là cách thức trả lương dựa vào vị trí chức danh và kết quả công việc mà người lao động hoàn thành. Do đó, công thức tính như sau:

Lương 2P = P1 + P3

# Phương pháp 3P

Phương pháp 3P là tiền lương được tính từ các yếu tố: vị trí công việc, năng lực cá nhân và thành tích đạt được. Đây là cách thức tính lương kết hợp lương cứng và lương mềm theo năng suất làm việc đạt được.

Lương 3P = P1 + P2 + P3

Hệ thống lương 3P là phương pháp trả lương hiện đại được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Lương 3P khắc phục tình trạng chú trọng bằng cấp hay thâm niên mà không có sự đánh giá rõ ràng cho từng đóng góp của cá nhân vào sự phát triển chung của công ty.

Next
 
Copyright © 2011. Luận văn Nhân sự | Nhân lực - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang